Nhận dịch văn bản chữ Hán, chữ Nôm
Nhận dịch các vản bản chữ Hán, chữ Nôm ra chữ Việt:
Gia phả, văn bia, sắc phong, văn tự, biên từ, thơ văn, chúc thư, văn tế...
Giới thiệu minh họa:
BẢN DỊCH
SẮC VUA BAN CHO ÔNG NGUYỄN THANH PHONG
NĂM TỰ ĐỨC THỨ 17 (NĂM 1864) I/ TIỂU DẪN Đây là bản sắc của vua Tự Đức ban cho ông Nguyễn Thanh Phong vào năm 1864 thăng chức hàm Tri huyện nhưng thực nhận chức cao hơn là Tri phủ tại phủ Quảng Hóa. Đơn vị hành chánh thời phong kiến phân tầng thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:
Tỉnh -> Phủ -> Huyện -> Tổng/Thuộc -> Xã/Lý/Châu -> Thôn/Giáp/Ấp Ví dụ:
Theo “Địa bạ Gia Long” lập trong 2 năm 1814-1815 thì tỉnh Quảng Nam gồm 2 phủ, 5 huyện, 29 tổng, 973 làng xã. Phủ Điện Bàn có 2 huyện: Huyện Hòa Vang và huyện Diên Khánh
(trích Địa chí Quảng Nam-Đà Nẵng-NXB Khoa học Xã hội 2010-trang 143) Nguyễn Thanh Phong đã nhận các chức vụ trước đó như Hàn lâm viện Biên tu, Tu soạn, bổ sung vào Nội các quản lý sổ sách, Hành tẩu * -Hàn lâm viện Biên tu: Chức quan ở viện Hàn Lâm chuyên lo công việc ghi chép, sửa chữa các loại văn bản của triều đình. -Tu soạn: Chức quan có nhiệm vụ biên soạn và tu chỉnh sách. Các chức quan này tương đương cán bộ biện tập ở Cục xuất bản hiện nay. -Nội các: Cơ quan triều đình Nhà Nguyễn thành lập năm 1929 đời vua Minh Mạng, là nơi nhà vua phê duyệt và tham vấn ý kiến về các văn bản như: Chiếu chỉ, chê, dụ, cáo, sắc, mệnh… (tương đương Văn phòng Chính phủ hiện nay) -Hành tẩu: Chức quan nhỏ không có chuyên nhiệm, làm việc phục vụ trong các Bộ, Viện, Sảnh . . . II/ PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA
Phiên âm Thừa thiên hưng vận, hoàng đế sắc viết: Học ưu tắc sĩ, tư quân tử chi bổn tâm Hoạn duy kỳ nhân, nãi quốc gia chi thường điển. Nhĩ Hàn lâm viện Biên tu, lãnh Tu soạn, sung Nội các chưởng tịch, sở Hành tẩu, Nguyễn Thanh Phong: Tài năng khả lục, hạnh kiểm túc quan, tàng tu gia đôn tố chi công Bất vẫn quyết vấn xu phó đốc Thừa hưu chi nguyện, hữu phục tại liêu Tư, đặc thăng thụ Văn Lâm lang, Tri huyện, trưng lãnh Quảng Hóa phủ, Tri phủ Thượng kỳ phụng hành khác địch ư hoạn thường, thù dị xước ưu ư chính tích Vô thế trẫm mệnh, tương thí nhĩ năng Khâm tai Tự Đức thập thất niên, cửu nguyệt, thập cửu nhật (Ấn: Triều mệnh chi bảo) Dịch nghĩa Vâng theo mệnh trời để hưng vận nước, hoàng đế ban chiếu rằng: Học tốt để làm quan là bản tâm người quân tử Làm việc quan đều tuân theo nghi thức quốc gia Nguyễn Thanh Phong chức vụ Hàn lâm viện Biên tu, nhận chức Tu soạn, bổ sung vào Nội các quản lý sổ sách, ngạch Hành tẩu : Tài năng nên tuyển chọn, hạnh kiểm trọn vẹn, làm việc tích cực, trong sạch Không thể để mất người tận tâm vì công việc Thể hiện nguyện vọng tốt đẹp, nên trọng dụng vào việc quan. Nay, đặc biệt thăng cho là: Văn Lâm lang, ngạch Tri huyện, nhận việc tại phủ Quảng Hóa, giữ chức Tri phủ Mong hết lòng phụng hành theo phép quan, xử lý theo từng sự vụ khác biệt Không được thay đổi mệnh lệnh của trẫm, đem hết khả năng làm việc. Hãy tuân theo mệnh vua! Tự Đức năm thứ 17 (tức năm 1864), tháng 9, ngày 19 âm lịch (Đóng dấu ấn của vua: Vật quý giá về mệnh lệnh của Triều đình)
Gia phả, văn bia, sắc phong, văn tự, biên từ, thơ văn, chúc thư, văn tế...
Giới thiệu minh họa:
BẢN DỊCH
SẮC VUA BAN CHO ÔNG NGUYỄN THANH PHONG
NĂM TỰ ĐỨC THỨ 17 (NĂM 1864) I/ TIỂU DẪN Đây là bản sắc của vua Tự Đức ban cho ông Nguyễn Thanh Phong vào năm 1864 thăng chức hàm Tri huyện nhưng thực nhận chức cao hơn là Tri phủ tại phủ Quảng Hóa. Đơn vị hành chánh thời phong kiến phân tầng thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:
Tỉnh -> Phủ -> Huyện -> Tổng/Thuộc -> Xã/Lý/Châu -> Thôn/Giáp/Ấp Ví dụ:
Theo “Địa bạ Gia Long” lập trong 2 năm 1814-1815 thì tỉnh Quảng Nam gồm 2 phủ, 5 huyện, 29 tổng, 973 làng xã. Phủ Điện Bàn có 2 huyện: Huyện Hòa Vang và huyện Diên Khánh
(trích Địa chí Quảng Nam-Đà Nẵng-NXB Khoa học Xã hội 2010-trang 143) Nguyễn Thanh Phong đã nhận các chức vụ trước đó như Hàn lâm viện Biên tu, Tu soạn, bổ sung vào Nội các quản lý sổ sách, Hành tẩu * -Hàn lâm viện Biên tu: Chức quan ở viện Hàn Lâm chuyên lo công việc ghi chép, sửa chữa các loại văn bản của triều đình. -Tu soạn: Chức quan có nhiệm vụ biên soạn và tu chỉnh sách. Các chức quan này tương đương cán bộ biện tập ở Cục xuất bản hiện nay. -Nội các: Cơ quan triều đình Nhà Nguyễn thành lập năm 1929 đời vua Minh Mạng, là nơi nhà vua phê duyệt và tham vấn ý kiến về các văn bản như: Chiếu chỉ, chê, dụ, cáo, sắc, mệnh… (tương đương Văn phòng Chính phủ hiện nay) -Hành tẩu: Chức quan nhỏ không có chuyên nhiệm, làm việc phục vụ trong các Bộ, Viện, Sảnh . . . II/ PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA
Phiên âm Thừa thiên hưng vận, hoàng đế sắc viết: Học ưu tắc sĩ, tư quân tử chi bổn tâm Hoạn duy kỳ nhân, nãi quốc gia chi thường điển. Nhĩ Hàn lâm viện Biên tu, lãnh Tu soạn, sung Nội các chưởng tịch, sở Hành tẩu, Nguyễn Thanh Phong: Tài năng khả lục, hạnh kiểm túc quan, tàng tu gia đôn tố chi công Bất vẫn quyết vấn xu phó đốc Thừa hưu chi nguyện, hữu phục tại liêu Tư, đặc thăng thụ Văn Lâm lang, Tri huyện, trưng lãnh Quảng Hóa phủ, Tri phủ Thượng kỳ phụng hành khác địch ư hoạn thường, thù dị xước ưu ư chính tích Vô thế trẫm mệnh, tương thí nhĩ năng Khâm tai Tự Đức thập thất niên, cửu nguyệt, thập cửu nhật (Ấn: Triều mệnh chi bảo) Dịch nghĩa Vâng theo mệnh trời để hưng vận nước, hoàng đế ban chiếu rằng: Học tốt để làm quan là bản tâm người quân tử Làm việc quan đều tuân theo nghi thức quốc gia Nguyễn Thanh Phong chức vụ Hàn lâm viện Biên tu, nhận chức Tu soạn, bổ sung vào Nội các quản lý sổ sách, ngạch Hành tẩu : Tài năng nên tuyển chọn, hạnh kiểm trọn vẹn, làm việc tích cực, trong sạch Không thể để mất người tận tâm vì công việc Thể hiện nguyện vọng tốt đẹp, nên trọng dụng vào việc quan. Nay, đặc biệt thăng cho là: Văn Lâm lang, ngạch Tri huyện, nhận việc tại phủ Quảng Hóa, giữ chức Tri phủ Mong hết lòng phụng hành theo phép quan, xử lý theo từng sự vụ khác biệt Không được thay đổi mệnh lệnh của trẫm, đem hết khả năng làm việc. Hãy tuân theo mệnh vua! Tự Đức năm thứ 17 (tức năm 1864), tháng 9, ngày 19 âm lịch (Đóng dấu ấn của vua: Vật quý giá về mệnh lệnh của Triều đình)
Tin Tức - Dịch vụ
Tác phẩm về Hội An
Video